Mục Lục
Thuốc tránh thai khẩn cấp cho con bú có 2 thành phần chính là Progestin và Estrogen. Ưu điểm là loại này vẫn có thể sử dụng trong quá trình cho trẻ dưới 1 tuổi bú sữa mẹ mà không lo lắng về sức khỏe của bé.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú có sao không ?
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp khi cho con bú là phương pháp tránh thai sau sinh được sử dụng khá nhiều trong trường hợp khi cả 2 không sử dụng bao cao su khi quan hệ. Tuy nhiên thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên dùng trong những trường hợp cần thiết và không nên sử dụng liên tục.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp có một số tác dụng phụ như:
- Tình trạng sản xuất sữa: Đây là tác dụng phụ quan trọng nhất mà bạn sẽ gặp phải. Loại thuốc này có thể sẽ làm giảm lượng sữa tiết ra. Nếu sữa mẹ giảm khi sử dụng các phương pháp có chứa nội tiết tố thì nên chuyển sang các phương pháp tránh thai khác. Tùy thuộc vào nhu cầu cho con bú và giá thành các phương pháp khác để lựa chọn cho phù hợp.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Các loại thuốc ngừa thai nội tiết có thể khiến bạn trở nên cáu gắt khó chiu. Dù chưa nghiên cứu khoa học nào chứng minh nhưng khá phổ biến ở các bà mẹ đã gặp phải.
- Bệnh tiểu đường: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2 trong 1 năm. Vì thế hãy nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi dùng thuốc tránh thai nhé.
Ngoài ra thuốc tránh thai khẩn cấp còn gây ra máu ngoài chu kỳ kinh. Tuy vậy thuốc tránh thai khẩn cấp không gây vô sinh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp ở phụ nữ đang cho con bú
Trong thời điểm sử dụng thuốc tranh thai khẩn cấp khi cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hưỡng dẫn về phương pháp ngừa thai phù hợp. Thận trọng với thuốc ngừa thai kết hợp khi trẻ đang bú trong 6 tháng đầu.
Một số loại thuốc tránh thai trong thời kỳ cho con bú
-
Viên tránh thai chỉ chứa progesteron (POPs)
Estrogen có trong thuốc có thể làm giảm việc tiết sữa, Thuốc có thể sử dụng ngay sau sinh nhưng tổ chức Y tế Thế giới Who khuyến cáo nên sử dụng sau 6 tuần sinh con.
Đây là phương pháp tránh thai dễ thực hiện và hiệu quả tránh thai cao lên tới 99%, nếu uống đều đặn và đúng giờ. Nếu quên hay trễ hơn 3 giờ thì uống ngay khi nhớ ra và sử dụng biện pháp tránh thai dự phòng trong vòng 48 giờ.
-
Thuốc tiêm Depo – Provera
Đây là loại thuốc tiêm chỉ chứa Progesteron. Thuốc có hiệu quả tránh thai trong vòng 3 tháng nếu như tiêm 3 tháng/lần. Tuy nhiên cần khoảng 9-10 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng mới có thể mang thai trở lại.
Thuốc có hiệu quả tránh thai cao hơn cả thuốc tránh thai và bao cao su. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi các nhân viên y tế.
-
IUD phóng thích chậm progesteron
IUD là tác dụng của progesteron tại chỗ trong buồng tử cung làm nội mạc tử cung không tương thích cho quá trình làm tổ hay thay đổi chất nhầy tử cung, ngăn chặn sự xâm nhập của tinh trùng. Tuy nhiên ở một số phụ nữ thì IUD có thể làm giảm việc tiết sữa. IUD có hiệu quả tránh thai từ 3-5 năm và có thể tháo bỏ dễ dàng nếu phụ nữ muốn mang thai trở lại.
Những biện pháp tránh thai khác phù hợp với mẹ cho con bú
Ngoài việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn các bà mẹ bỉm sữa có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn mà không lo lắng về thuốc gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa.
- Dùng bao cao su: Không chỉ tránh thai hiệu quả mà còn không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ, bao cao su còn có khả năng phòng ngừa một số bệnh lây qua đường tình dục.
- Đặt vòng: Hiệu quả kéo dài đến 5 năm, không gây ảnh hưởng khi quan hệ hay giảm lượng sữa tiết ra.
- Cấy que tránh thai: Que có chứa hormone progesterone được cấy dưới da bắp tay của phụ nữ. Biện pháp này cũng không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ nếu như đang cho con bú, hiệu quả của phương pháp này kéo dài từ 2-3 năm