Mục Lục
Trong những tháng đầu tiên ở trẻ, cha mẹ nên theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng của trẻ là điều cần thiết để đánh giá chính xác tình hình sức khỏe và sự phát triển ở trẻ. Khi đến tháng thứ 6 cân nặng ở bé sẽ gấp đôi thời điểm mới sinh và chiều cao sẽ khoảng 15cm so với khi ra đời.
Đánh giá cân nặng và chiều cao của trẻ như thế nào?
Để đo chiều cao và cân nặng trẻ thì sử dụng thước và cân là đơn giản nhất. Cha mẹ nên thực hiện cân và đo mỗi ngày để kiểm tra thường xuyên. Khi đo cân nặng nên đo vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra nên cân trước khi ăn và sau khi bé đi tiểu, bỏ bớt tã lót và quần áo dày để có kết quả chính xác nhất về cân nặng. Khi đo chiều cao, nên bỏ giày, mũ nón…và đo vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất. Trẻ 6 tháng tuổi được đo chiều dài nằm.
Trẻ 6 tháng cân nặng bao nhiêu?
Bình thường, mới chào đời trẻ sơ sinh có cân nặng khoảng 3,2 – 3,,8 kg. Một trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường, ăn uống đầy đủ sẽ tăng cân đều đặn hàng tháng. Trung bình 3 tháng đầu sẽ tăng cân rất nhanh từ 1000g – 1.200g/tháng. 3 tháng tiếp theo sẽ tăng 500-600g/tháng, 6 tháng tiếp theo tăng từ 300-400g/tháng.
Khi được 6 tháng tuổi bé sẽ có cân nặng gấp đôi trước khi sinh. Tuy nhiên chỉ số cân nặng cụ thể của từng bé sẽ khác nhau tùy vào giới tính trẻ hoặc các yếu tố. Nếu cha mẹ chăm sóc con đúng cách thì cân nặng của bé 6 tháng tuổi sẽ ở mức.
- Bé trai 6 tháng tuổi nặng khoảng 7,1 – 8,9kg
- Bé gái 6 tháng tuổi nặng khoảng 6,5 – 8,3kg
Nếu trẻ có cân nặng thấp hơn hoặc cao hơn so với mức này thì bé có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Dựa trên hình thực tế thì cha mẹ cần điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ cho phù hợp.
Trẻ 6 tháng cao bao nhiêu?
Cân nặng của trẻ thường song song với chiều cao. Cụ thể chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm. Trong 6 tháng đầu, trẻ thường tăng chiều cao khoảng 2,5cm/tháng. Bước sang tháng 7-12, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm lại, trung bình khoảng 1,5cm/tháng.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của trẻ
Cha mẹ cần nằm được những yếu tố tác động tới sự phát triển thể chất của trẻ để có định hướng nuôi con tốt hơn, giúp bé luôn khỏa mạnh. Những yếu tố quan trọng gồm:
Gen di truyền
Khi sinh ra, bé đã có được những gen di truyền từ bố và mẹ. Yếu tố chi truyền có tác động lớn tới sự phát triển tới các cơ quan bên trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố về nhóm máu, lượng mỡ thừa trên cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên chiều cao của trẻ chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
Dinh dưỡng và môi trường sống
Chiều cao và cân nặng cảu trẻ còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là dinh dưỡng. Cụ thể tình trạng suy dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, tác động vào xương, độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan cơ thể và làm chậm khả năng phát triển của trẻ.
Nếu như trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ có thể phát triển khỏe mạnh. Vì thế để đảm bảo phát triển đúng chuẩn thì cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ ở mỗi gian đoạn phát triển, đặc biệt là bổ sung nhiều canxi để cải thiện chiều cao.
Ngoài ra yếu tố khí hậu, điều kiện môi trường như : không khí sạch hay ô nhiễm cũng ảnh hưởng tới sự phát triển tới sự phát triển của trẻ.
Sự chăm sóc của bố mẹ
Sự chăm sóc của gia đình cũng là yếu tố tác động tới sự phát triển ở trẻ. Vì thế cân nặng và chiều cao của bé sẽ phụ thuộc vào sự quan tâm chắm sóc, gần gũi của cha mẹ đối với trẻ.

Sức khỏe của người mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Trong thời gian mang bầu sức khỏe ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ sau này. Theo nghiên cứu cho thấy những người mang bầu hay có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sẽ tác động tới quá trình phát triển trí tuệ, chiều cao của trẻ sau này.
Ngoài ra trong giai đoạn cho con bú cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người mẹ như: Canxi, sắt, axit béo cần thiết như DHA để giúp bé phát triển tốt hệ cơ xương và sức đề kháng.
Tóm lại để phát triển tốt và chiều cao và cần nặng, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đồng thời, phụ huynh cần chú ý bồi dưỡng đời sống tinh thần và sức khỏe trí não để trẻ phát triển toàn diện hơn.